TIẾP CẬN THẾ HỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

Thời đại của người tiêu dùng thông minh

Theo một khảo sát được tiến hành bởi GfK, 55% người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua hàng. Trong thời đại thông tin bùng nổ cùng sự trợ giúp đắc lực của nhiều công cụ, người tiêu dùng có những điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận và nghiên cứu về sản phẩm mình quan tâm. 

Nghiên cứu của Forrester năm 2012 chỉ ra để dẫn tới quyết định mua hàng, 82% người dùng tìm hiểu sản phẩm qua nhiều kênh thông tin khác nhau, sau đó là tìm kiếm những ưu đãi, khuyến mại phù hợp. Không như trước kia, sự khan hiếm và ít ỏi thông tin khiến người tiêu dùng ở thế bị động. Giờ đây, giữa rất nhiều lựa chọn, họ đang thay đổi nhanh chóng, nắm lấy thế chủ động, trở nên thông minh hơn với những nhu cầu và đòi hỏi mới.

Người tiêu dùng đang dần trở nên thông minh hơn với những yêu cầu cao hơn. Ảnh: wikimarketing

Viện nghiên cứu Giá trị Kinh doanh của IBM trong nghiên cứu vào năm 2012 cũng khẳng định, quảng cáo đơn thuần không còn là phương thức hữu hiệu để tiếp cận đại đa số người tiêu dùng. Có vẻ như người tiêu dùng đang dần “bội thực” với quảng cáo, những thước phim mỹ miều cùng loạt thông tin ấn tượng không còn khiến họ đặt trọn niềm tin như trước. Họ tỉnh táo và khó tính trước những nguồn thông tin. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có những cách tiếp thị mới tạo lợi thế cạnh tranh trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Thách thức cho các doanh nghiệp

Trong thời đại của người tiêu dùng thông minh, các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức lớn. Cải thiện chất lượng, giữ giá thành hợp lý tuy vẫn là yếu tố then chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh nhưng không phải là tất cả để chinh phục được lòng tin khách hàng. Dưới khía cạnh lấy khách hàng làm trung tâm, doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tạo ra sự tương tác với người dùng cũng như đem đến cho họ những trải nghiệm thú vị và thông minh trước khi họ đưa ra quyết định mua sắm. 

Ví dụ từ Ford với chiến dịch “Fiesta Movement” khi tung ra dòng xe Ford Fiesta vào năm 2009, họ bắt đầu tạo ra khác biệt đáng chú ý trên thị trường vào thời điểm đó. Thay vì tiến hành chiến dịch quảng cáo thông thường, Ford gửi 100 mẫu xe tới những người dùng hoạt động tích cực trên mạng xã hội để họ dùng thử sản phẩm trong 6 tháng. Sau đó, họ được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm thực tế với Ford Fiesta trên các kênh social media như Twitter, Facebook, và YouTube. Chiến dịch này cho thấy ý thức tương tác với khách hàng của hãng xe trứ danh, và thực tế nó đã cho thấy hiệu quả khi tạo nên “cú nổ” truyền thông. Những trải nghiệm chân thực từ người dùng thử đã tạo ra độ tin cậy và kéo theo rất nhiều sự quan tâm khác dành cho sản phẩm của Ford.

Các doanh nghiệp cần tiếp cận người tiêu dùng theo những phương thức mới

Hay như Best Buy chuỗi bán lẻ hàng đầu nước Mỹ từng lao đao khi bước vào thời kỳ chuyển đổi số với sự xuất hiện của những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon. Chi phí rẻ hơn, quy trình thuận tiện hơn của mua sắm online khiến khách hàng không mặn mà với những cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, mọi chuyện đã đảo chiều khi Best Buy thay đổi hướng đi, tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm cho khách hàng. Dữ liệu điện toán đám mây được áp dụng để lưu thông tin của người dùng, từ đó cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Khách hàng đến với Best Buy được cung cấp dịch vụ hướng dẫn cực kỳ chi tiết và thuận tiện về sản phẩm họ quan tâm, từ việc giúp đỡ làm sao sử dụng thiết bị hiệu quả nhất, trả lời các thắc mắc, cung cấp thông tin về giá cả hay sản phẩm phù hợp cho từng nhu cầu. 

 

Có thể thấy, người tiêu dùng ngày nay muốn được chủ động tham gia vào quá trình mua sắm như tự tìm hiểu, chắt lọc thông tin, đưa ra đánh giá của riêng họ,…Thay vì chỉ tiếp cận  một cách đơn thuần, các doanh nghiệp cần lắng nghe khách hàng của mình, trang bị cho họ phương tiện cần thiết để tham gia vào quá trình ấy.

WeBuy – Lời giải tiềm năng cho bài toán khó

Trước đòi hỏi cao từ người tiêu dùng, hình thức review sản phẩm đã ra đời và ngày một nở rộ. Đây được xem là một xu hướng quảng cáo tự nhiên có thể tác động tới khách hàng khi họ ở giai đoạn quan tâm và tìm kiếm thông tin, mong muốn được xác thực về sản phẩm. Nó thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng bằng cách cung cấp thông tin hữu ích, chân thực, và khách quan từ góc nhìn người dùng thực tế.

Tại Việt Nam, review sản phẩm đang cho thấy hiệu quả khi xuất hiện ở khắp các nền tảng như blog, báo chí, social media hay từ các Influencers. Cũng sử dụng hình thức này, WeBuy đem đến giải pháp toàn diện và mang tính hệ thống hơn hẳn cho các doanh nghiệp.

Nhìn chung, WeBuy là một platform giới thiệu, đánh giá, chương trình khuyến mãi… về một sản phẩm cụ thể nhằm kích thích người tiêu dùng mua hàng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, các nhãn hàng có thể sử dụng WeBuy qua các hình thức như bài viết, video, social post. Điểm đặc biệt của WeBuy là những bài viết đều được thực hiện theo xu hướng review, trải nghiệm thực tế, chân thực, khéo léo lồng ghép sản phẩm mà không mang nặng tính quảng cáo hay tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho người xem. Mọi quy trình sản xuất được đảm nhận bởi đội ngũ dày dặn kinh nghiệm, am hiểu thị trường, sản phẩm, xu hướng tiêu dùng sâu sắc, đang làm việc tại các tờ báo lớn nhất Việt Nam như Genk, Afamily, Kênh 14, CafeF,…

Những nội dung chân thực và thực tế của WeBuy giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận người dùng

 

Những nội dung giá trị, có tính thuyết phục nhờ khai thác dưới khía cạnh người tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng mà không khiến họ mất thiện cảm với sản phẩm. Chưa kể, WeBuy cũng kèm theo các tính năng kích thích mua hàng tại chỗ ngay trong nội dung bài viết như box đánh giá sản phẩm, nút báo giá, nút recommend mua hàng,… tác động tới quyết định mua hàng của người dùng hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Cre: Marketing AL