Câu chuyện là một công cụ đắc lực trong giao tiếp của con người. Nghiên cứu cho thấy bộ não con người phản ứng với sức mạnh mô tả của các câu chuyện một cách sâu sắc, ảnh hưởng đến cả cảm giác và hành động của vỏ não.
Đọc một câu chuyện là để cảm nhận một trải nghiệm và đồng bộ hóa tâm trí của chúng ta với chủ đề của câu chuyện.
Các nhà khoa học gọi nó là khớp nối thần kinh.
Vậy làm thế nào để bạn tạo ra một câu chuyện thương hiệu để xây dựng niềm tin?
Susan Gunelius có mô tả tốt nhất về điều này:
Câu chuyện thương hiệu không phải là một cách marketing và càng không phải là quảng cáo và không phải là chiêu trò bán hàng. Câu chuyện về thương hiệu nên được xây dựng tính cách thương hiệu và đặt tính cách của người viết ở trung tâm. Những câu chuyện nhàm chán sẽ không thu hút và giữ chân người đọc, nhưng những câu chuyện đầy cá tính thì có thể.
Nói cách khác, câu chuyện của bạn không nên có một nhân vật thần thánh nào đó giống truyện huyền thoại, có khả năng truyền sức mạnh cho công ty. Không. Thay vào đó, câu chuyện của bạn nên được truyền cảm hứng từ sự hiện diện của những người tham gia, sáng tạo, kết nối và phát triển câu chuyện từ bài học thành công.
Tính cách dẫn dắt câu chuyện, nhưng câu chuyện không phải là tiểu sử của một cá nhân. Đó là sự phát triển của một thực thể được kể bằng tính cách.
Câu chuyện của bạn nên được định hướng theo cách xây dựng cá tính và cung cấp một người thực sự để khách hàng tin tưởng.
Câu chuyện của Buffer rất đơn giản. Mặc dù story mô tả về nguồn gốc của công ty chiếm vài nghìn từ, nhưng về mặt khái niệm vẫn đi theo bố cục đơn giản:
Những câu chuyện đơn giản vẫn tốt hơn. Khoa học nói như vậy, và kinh nghiệm khẳng định điều đó. Mặc dù chúng ta có thể thích sự phức tạp của cốt truyện Harry Potter, nhưng chúng ta không thể nhập mô hình phức tạp đó vào câu chuyện thương hiệu. Khán giả cần sự đơn giản.
Mỗi câu chuyện đều có mở đầu, giữa và kết thúc. Mô hình ba phần được đề cập ở trên mang tiến trình tự nhiên này:
Đây là hình thức của một câu chuyện mà mọi người mong đợi. Mọi thứ đều có khởi đầu, phải không? Tuy nhiên, hãy cẩn thận với phần kết. Nó không nên giống như cuối con đường, mà là sự khởi đầu của một cuộc phiêu lưu mới.
Những câu chuyện đơn giản đáng tin hơn. Như một số thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới đã chỉ ra, sự phức tạp của câu chuyện có thể làm xói mòn lòng tin.
Tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại?
Câu trả lời nên bắt đầu từ một câu chuyện.
Ví dụ nếu trả lời sứ mệnh tồn tại của doanh nghiệp là để “kiếm tiền”, đó là câu trả lời thiển cận. Doanh nghiệp của bạn có thể đang kiếm tiền. Điều đó tốt và là lẽ dĩ nhiên. Nhưng tại sao thương hiệu của bạn tồn tại? Lý do là gì?
Câu trả lời cho câu hỏi đó đòi hỏi bạn phải kể một câu chuyện.
Thương hiệu như giày TOMS sử dụng câu chuyện của mình như một nền tảng cho sự tồn tại của nó. Khẩu hiệu, “Một tặng một”, có nghĩa là cứ mỗi đôi đã mua, TOMS sẽ tặng một đôi giày cho người có nhu cầu. TOMS tồn tại để cải thiện cuộc sống.
Câu chuyện của họ mô tả toàn bộ lý do tồn tại của công ty. Điều đó tạo dựng niềm tin. Những khách hàng cẩn thận đang hỏi “tại sao tôi nên mua hàng của bạn?” Nếu bạn có thể trả lời câu hỏi đó bằng một câu chuyện thực tế thì bạn đã tạo dựng được lòng tin của khách hàng đó.
Về bản chất, một câu chuyện không thực sự chỉ nói về công ty của bạn. Công ty của bạn là công ty xây dựng, nhưng mục tiêu của câu chuyện là tạo ra sự kết nối với khách hàng của bạn.
Kể câu chuyện của bạn theo cách mà nó nói với khách hàng của bạn “chúng tôi liên quan đến bạn, chúng tôi hiểu bạn, chúng tôi giống bạn”.
Rất ít thứ có thể truyền đạt mức độ tương tác như một câu chuyện.
Thương hiệu thời trang North Face kết nối với những người năng động và thích phiêu lưu. Toàn bộ ý tưởng của thương hiệu là truyền cảm hứng cho cuộc phiêu lưu và cuộc sống ngoài trời. Câu thần chú của họ là “Không bao giờ ngừng khám phá”. Câu chuyện của thương hiệu truyền đạt lý tưởng này.
Các khách hàng muốn trở thành một phần của câu chuyện này sẽ cộng hưởng với nguồn gốc và di sản của North Face.
Khi câu chuyện của bạn kết nối với khách hàng mục tiêu, bạn đã tạo dựng được niềm tin. Bạn thắng.
Theo một nghĩa nào đó, câu chuyện có thể tự “chăm sóc” chính bản thân nó. Một câu chuyện hay sẽ có nhiều người tìm đến chia sẻ, đánh giá và tham gia vào câu chuyện. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để nâng cao tính lan truyền của câu chuyện:
Kết
Mỗi câu chuyện đều ẩn chứa một sức mạnh. Nhưng đừng mắc kẹt trong câu chuyện của bạn.
Những hãy nhớ rằng, câu chuyện không nên tạo ra một cái bẫy mà đóng vai trò như một chất xúc tác. Một số thương hiệu bị cuốn vào câu chuyện của họ, đến nỗi họ bỏ qua giá trị và sứ mệnh mang lại cho khách hàng. Mặc dù có thể tôn vinh di sản thương hiệu của mình, nhưng bạn vẫn nên sống trong hiện tại. Giữ câu chuyện của bạn sống động bằng cách tiếp tục gây ấn tượng với khách hàng và mang đến cho họ trải nghiệm tốt nhất có thể.
Câu chuyện của bạn sẽ xây dựng nền tảng của lòng tin, nhưng chỉ trải nghiệm cá nhân của khách hàng mới củng cố niềm tin đó thành một thứ lâu dài.
Cre: MarketingAl