GREEN MARKETING VÀ BÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU

Green Marketing là gì?

Green Marketing là hoạt động marketing sản phẩm hoặc dịch vụ theo hướng thân thiện với môi trường. Các thương hiệu theo đuổi chiến lược này sẽ tìm cách thay đổi sứ mệnh và thực tiễn của mình từ định hướng doanh thu sang gia tăng nhận thức về môi trường. Điều này được thể hiện thông qua việc điều chỉnh quy trình sản xuất, sản phẩm, thông điệp truyền thông và cách thức đóng gói sao cho ít tác động đến môi trường nhất có thể.

Chiến dịch green marketing là gì?

Green Marketing là gì?

Green Marketing có tác động tích cực đến sức khỏe của con người và sự trong sạch của môi trường. Loại hình marketing này đòi hỏi sự tham gia của mọi giai đoạn trong doanh nghiệp, từ đóng gói đến quan hệ công chúng.

Mục tiêu của Green Marketing

Ngoài những mục tiêu chính về bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, mục tiêu của Green Marketing còn bao gồm: 

  • Thực hiện các phương thức kinh doanh bền vững
  • Thể hiện trách nhiệm xã hội
  • Giảm chi phí (đóng gói, vận chuyển,…)
  • Chứng minh sản phẩm, dịch vụ an toàn và “có tâm”.

Green Marketing thường bao gồm một số hoạt động chủ yếu sau: các thương hiệu tung ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất những mặt hàng có thể tái chế, sử dụng năng lượng xanh để sản xuất, thiết kế sản phẩm từ vật liệu tái chế để giảm thiểu chất thải, bán hàng tại địa phương để giảm năng lượng vận chuyển…

Là một phần của Green Marketing, các thương hiệu cũng thường xuyên tham gia vào các chương trình tái chế, nghiêm túc hơn về các hoạt động xử lý chất thải, quyên góp cho các “phong trào xanh” khác nhau và không quên giáo dục khách hàng về những gì họ làm để bảo vệ môi trường.

Một số cách tích hợp Green Marketing vào chiến lược marketing tổng thể của thương hiệu

Để tích hợp Green Marketing vào chiến lược Brand Marketing tổng thể, các doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Truyền tải thông điệp xanh thông qua quảng cáo (digital, TV, radio, billboard)
  • Thúc đẩy các khía cạnh xanh của doanh nghiệp thông qua nội dung tại tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng (website, blog, email, social media, mobile marketing, couponsword-of-mouth, cold call, retargeting,…)
  • Thực hiện nghiên cứu thị trường và trực quan hóa kết quả để giáo dục người tiêu dùng, đề xuất các cải tiến xanh cho thị trường ngách của doanh nghiệp
  • Hợp tác với các doanh nghiệp cùng chí hướng để quảng cáo chéo (cross-promotion)
  • Hỗ trợ các chương trình thân thiện với môi trường và các sáng kiến ​​cộng đồng tương ứng
  • Tập trung vào sản xuất xanh

Một cách dễ hiểu, hãy biến “green” trở thành một phần trong hệ thống nhận diện thương hiệu thông qua việc gắn chặt hoạt động Green Marketing với kế hoạch marketing chung của doanh nghiệp. Khi ý thức về môi trường trở thành trọng tâm chính trong công việc kinh doanh, doanh nghiệp có thể đạt được thành công cả về doanh số bán hàng và lòng trung thành của người tiêu dùng. Về lâu dài, các thương hiệu xanh sẽ thu được nhiều lợi nhuận và tạo dựng được danh tiếng đáng tin cậy hơn.

Green marketing quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu

Hãy biến “green” trở thành một phần quan trọng của thương hiệu

 

Vậy các thương hiệu đã áp dụng Green Marketing vào hoạt động của mình như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong nội dung tiếp theo của bài viết này nhé.

3 bài học thành công về Green Marketing

Các chiến dịch Green Marketing được liệt kê dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội và thúc đẩy giá trị cốt lõi bền vững của mỗi doanh nghiệp. Chúng vượt qua những tiêu chuẩn của chiến lược marketing truyền thống để từ đó giáo dục về tiêu dùng có ý thức cho khách hàng.

Starbucks

Starbucks đã nhận được chứng nhận LEED – một tiêu chuẩn nhằm đánh giá và thẩm định những công trình kiến trúc xanh trên phạm vi toàn thế giới từ năm 2005. Nhưng không dừng lại tại đó, Starbucks đã bắt đầu tiến xa hơn thông qua kế hoạch loại bỏ tất cả ống hút nhựa vào năm 2020 và mở 10.000 cửa hàng thân thiện với môi trường vào năm 2025.

Theo thống kê, mỗi ngày tại Mỹ có tới 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng, xả thải ra môi trường và số ống hút này đủ để xếp quanh Trái Đất hai vòng. Những con số này đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của mọi người, từ đó, trào lưu không sử dụng ống hút nhựa bắt đầu được hình thành và nhân rộng.

Để hưởng ứng trào lưu này, Starbucks đã thay đổi thiết kế nắp của cốc cà phê từ loại nắp phẳng sang loại ly có nắp nhô lên (không cần ống hút). Những chiếc ống hút nhựa màu xanh quen thuộc sẽ dần được loại bỏ hoặc được thay thế bằng ống hút làm bằng giấy và bột gỗ. Ước tính, sự thay đổi này của Starbucks giúp giảm được hơn 1 triệu ống hút nhựa mỗi năm.

Starbucks cải tiến nắp ly và loại bỏ ống hút nhựa

Starbucks cải tiến nắp ly và loại bỏ ống hút nhựa như một nỗ lực để bảo vệ môi trường. Ảnh:  Coffee

 

Là một phần trong sáng kiến Cửa hàng Xanh, thương hiệu cũng đang có kế hoạch giảm thiểu chất thải và sử dụng ít hơn 30% nước và 25% điện năng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, Starbucks còn tích cực tham gia vào quá trình tái chế và xây dựng xanh, hỗ trợ nông dân và cộng đồng trong các vấn đề môi trường, đồng thời nỗ lực truyền đạt thông điệp này đến đối tượng mục tiêu của mình.

IKEA

IKEA là thương hiệu rất tích cực trong hoạt động vì môi trường và đã nhận được nhiều giải thưởng cho những nỗ lực của mình. 

IKEA đầu tư rất nhiều cho các sáng kiến xanh, 90% các tòa nhà của họ có tấm pin mặt trời, sử dụng các trang trại gió để tạo ra năng lượng, trồng hàng triệu cây xanh và chỉ “gửi” 15% chất thải đến các bãi chôn lấp.

Nhằm khuyến khích người tiêu dùng có ý thức hơn về môi trường, đồng thời giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ của mình đến với khách hàng, IKEA đã cho ra mắt nhiều chiến dịch ý nghĩa và có sức ảnh hưởng.

Gần đây, vào tháng 4/2021, ông lớn ngành nội thất này đã tung ra TVC mới dài hơn một phút phản ánh những thay đổi tích cực trong xã hội khi nhiều người quan tâm hơn đến vấn đề môi trường.

TVC thú vị mang thông điệp Green Marketing của IKEA. Nguồn: YouTube

Những người đi đầu trong lối sống thân thiện với môi trường thường trở thành kẻ khác người trong mắt mọi người xung quanh. Điều này được thể hiện rõ nhất trong TVC mới của IKEA, khi người phân loại rác thải, mang túi vải đi chợ, sử dụng bình nước thủy tinh thay vì cốc nhựa… đã trở thành “người ngoài hành tinh” dưới góc nhìn của những người khác.

Với cách tiếp cận hài hước, gần gũi cùng giai điệu quen thuộc, TVC gửi gắm thông điệp khi mọi người bắt đầu sống có ý thức hơn về mặt sinh thái, số lượng “cư dân” đến từ phiên bản sạch hơn, xanh hơn của Trái Đất sẽ ngày càng gia tăng và IKEA sẽ là những người thúc đẩy lối sống xanh trong cộng đồng từ những việc làm nhỏ nhất.

Coca-Cola 

Các chiến lược và hành động của Coca-Cola đều hướng tới một tương lai chung bền vững và tốt đẹp hơn. Những thách thức toàn cầu liên quan đến chất thải bao bì và biến đổi khí hậu hiện nay đã thúc đẩy Coca-Cola thực hiện một chiến lược kinh doanh có trách nhiệm, tạo các sáng kiến đổi mới trên toàn thế giới.

Về mặt thiết kế

Coca-Cola đã và đang đưa ra những sáng kiến bao bì thân thiện hơn với môi trường. Mục tiêu đến năm 2025, 100% bao bì có thể tái chế trên toàn cầu và sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì vào năm 2030.

Chiến dịch ngăn ngừa tác hại từ chai nhựa của coca cola

Coca-cola và hành trình ngăn ngừa tác hại từ chai nhựa. Ảnh: AdvertisingVN

Tại thị trường Việt Nam, màng co nhựa đã được gỡ bỏ và thay thế bằng 100% nhựa tái chế (rPET) cho dòng sản phẩm nước đóng chai Dasani.

Về mặt thu gom

Tỷ lệ thu gom bao bì hiện nay đã đạt 60%, mục tiêu đặt ra đến năm 2030 công ty sẽ thu thập và tái chế 100% từng lon và chai nhựa đã bán ra thị trường.

Để đạt được mục tiêu này, Coca-Cola đang thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho các đối tác thu hồi bao bì và mở rộng mô hình thu gom tại nhiều quốc gia khác nhau. Đồng thời triển khai mô hình “kinh tế tuần hoàn” trên hơn 200 quốc gia và đầu tư nhiều hơn cho dây chuyền sản xuất chai nhựa PET.

Về mặt hợp tác (chia sẻ thông tin đến cộng đồng)

Coca-Cola mở rộng hợp tác với nhiều đơn vị thực hiện các chương trình nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh, xây dựng thói quen cho cộng đồng về thu gom, phân loại và tái chế rác thải.

 

Kết