UI là viết tắt của User Interface, tạm hiểu là giao diện của người dùng. Bạn có thể hiểu UI là bao gồm tất cả những gì mà người dùng có thể nhìn thấy được trên website của bạn. Nó là một tập hợp các hiển thị cho người dùng như màu sắc trang web, bố cục của web, fonts chữ, hình ảnh,…
Một UI Designer hay còn gọi là người thiết kế giao diện, cần phải vận dụng tốt các kỹ năng mà mình đang có để tạo ra giao diện đẹp, gây thiện cảm cho người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
UX là viết tắt của cụm từ User Experience, được dịch là trải nghiệm người dùng. Hiểu một cách đơn giản hơn thì UX là những đánh giá của người dùng khi sử dụng sản phẩm như: Website hay ứng dụng (App) của bạn có dễ sử dụng hay không, việc bố trí sắp xếp bố cục trên web/app có thân thiện với người dùng hay không? Và nó còn là đánh giá sản phẩm đó có đạt được mục đích đề ra không?
Người làm UX được gọi là UX Designer (UXD). UXD đảm nhiệm vai trò nghiên cứu và đánh giá về thói quen của khách hàng, đứng trên vị trí của người dùng để đánh giá họ đang cần gì ở Website, sau đó tối ưu để đạt được yêu cầu. Việc đặt mình vào vị trí của khách sẽ giúp bạn tìm ra những bất tiện khi sử dụng, từ đó giải quyết nhanh các vấn đề gặp phải theo hướng hoàn hảo nhất.
Một giao diện đẹp, bắt mắt được sắp xếp với màu sắc hài hòa nhưng lại bỏ qua yếu tố về trải nghiệm, thì nó cũng tương tự như người họa sĩ đang vẽ vào bức tranh của mình với những nét vẽ bừa bãi, không có mục tiêu.
Ngược lại, nếu Web/app có sự trải nghiệm tuyệt vời nhưng bố cục, hình ảnh hay nói cách khác là “bộ trang phục” khoác trên nó không thu hút thì cũng không làm nên sự hoàn hảo cho một website đạt chuẩn. Tóm lại rằng, UI và UX phải được kết hợp hài hòa để tạo nên một “bản hòa nhạc” trọn vẹn cả về hình thức bên ngoài lẫn trải nghiệm thực tế.
Làm thế nào để đạt được trải nghiệm trọn vẹn cho người dùng khi sử dụng sản phẩm, truy cập vào Web của bạn? Hãy chú ý đến 5 yếu tố sau đây nếu bạn muốn có một UX hoàn chỉnh.
Tâm lý của người dùng khá đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên đây cũng chính là lý do khiến UX Designer phải gạt bỏ những định kiến cá nhân và phân tích xem tại sao những người dùng lại truy cập và website hay sử dụng app này. Người dùng sẽ cảm nhận như thế nào trong lần đầu họ sử dụng. Hay họ sẽ phải thực hiện bao nhiêu thao tác để đạt được mục đích. Người dùng sẽ mong đợi gì khi học làm như thế?
Yếu tố thiết kế trong UX sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách riêng của các Designer. Thay vào đó, nó được thể hiện qua niềm tin của khách hàng. Hay yêu cầu thiết kế web/app phải đại diện cho thương hiệu, mọi thứ cần có sự liên kết, không rời rạc.
Hoặc thiết kế của web/app này có thu hút người dùng đến đúng nơi họ muốn. Hoặc chỉ đơn giản là các thiết kế phải giúp người dùng nhận diện được vị trí này trên web/app click được hoặc không.
Tính khả dụng của web/app được tối ưu sẽ cho phép người dùng thao tác nhanh chóng, thuận tiện hơn. Từ đó, họ cũng dễ dàng đạt được mục đích của họ khi đến với web/app nào đó.
Copywriting (nội dung sáng tạo) của UX sẽ khác hoàn toàn với nội dung sáng tạo của thương hiệu. Nội dung của thương hiệu hướng tới hình ảnh và giá trị của công ty. Trong khi đó, nội dung sáng tạo của UX đòi hỏi phải rõ ràng, đơn giản và trực quan nhất có thể.
Đối với các UX Designer, hầu hết điểm yếu của họ chính là yếu tố phân tích. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể cải thiện được và biến nó thành điểm mạnh riêng của ngành UX bằng cách: Thu thập thông tin, đo lường, sử dụng dữ liệu để chứng minh ý kiến của mình và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Nếu bạn có ý định trở thành một UX Designer, bạn cần hiểu về những công việc cần làm. Công việc của một UXD tương đối lớn nhưng có thể tóm gọn trong 6 việc dưới đây:
Đây là bước đầu tiên và là nền tảng giúp designer không để những quan điểm cá nhân can thiệp vào công việc. Thay vào đó, họ sẽ đưa ra các quyết định dựa trên thông tin khách quan hơn.
Việc nghiên cứu sản phẩm bao gồm: tìm hiểu nhu cầu, mục đích, động lực và hành vi của người dùng. Từ đó, UXD sẽ có cái nhìn về các tiêu chuẩn trong ngành cũng như xác định cơ hội cho sản phẩm trong thị trường.
Dựa trên kết quả của bước nghiên cứu sản phẩm, công việc tiếp theo là xác định nhóm key user và tạo nên chân dung đại diện. Personas là cái mà người dùng có.
Sau khi thực hiện 2 công việc trên, UXD cần định hình kiến trúc thông tin – IA. Nó có thể hiểu là cấu trúc của website hay app cho phép người dùng biết họ đang ở đâu và các thông tin cần dựa trên vị trí hiện tại của họ. Ví dụ về một AI là khi bạn phác thảo top – level menu để giúp người dùng nhận biết họ đang ở đâu trên 1 trang web.
Đây là phần thiết kế quen thuộc nhất đối với một UXD. Nó hiển thị từng bước hay màn hình ứng với mỗi tương tác mà người dùng thực hiện với web/app nào đó. Wireframes chính xương sống của một thiết kế sản phẩm.
Dựa trên bản phác thảo, Prototype được tạo ra để mô tả chính xác thành phẩm cuối cùng. Nhờ đó, Prototype sẽ cho cảm giác chân thực nhất khi tương tác với sản phẩm. Các bản mô phỏng sẽ cho phép người dùng thử nghiệm nội dung và các loại tương tác giống với sản phẩm cuối cùng.
Đây là là bước giúp các UX Designer tìm ra các vấn đề mà người dùng gặp phải khi họ tương tác với sản phẩm. Từ đó, các UXD sẽ quan sát quá trình sử dụng của user, thu thập và phân tích các feedback. Cuối cùng là điều chỉnh để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Phương châm làm việc của một UXD là luôn hướng tới đồng thời cả người dùng và công ty phát triển sản phẩm web/app. Họ không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng mà còn phải tìm cách để công ty đạt được mục tiêu kinh doanh. Vậy nếu bạn muốn trở thành UXD chuyên nghiệp cần có yêu cầu gì?
Trước hết, mời bạn cùng điểm qua những kỹ năng cần có của một UX Designer:
UXD cần phải giao tiếp với nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau và truyền đạt được thông tin một cách hiệu quả. Đó có thể là khách hàng hay bộ phận marketing và kinh doanh hoặc phòng kỹ thuật. Việc giao tiếp, truyền tải thông tin và thuyết phục cộng sự, khách hàng tốt sẽ giúp việc thiết kế web/app đồng nhất hơn.
Một công việc của UX Designer chính là tạo chân dung khách hàng. Vì vậy, họ cũng cần có những hiểu biết nhất định về tâm lý học. Từ đó giúp tìm hiểu và đào sâu vào các yếu tố tâm lý của người dùng hơn.
Thiết kế và prototype sẽ là những kỹ thuật bạn cần có để tạo ra một sản phẩm mẫu trong thời gian ngắn. Từ đó nhanh chóng đưa vào thử nghiệm và cải thiện sản phẩm đó. Không những thế. trong hầu hết các trường hợp, bạn phải tự mình hoàn thiện một sản phẩm mà không có sự trợ giúp từ người khác. Vì vậy, trang bị những kỹ thuật chuyên môn là rất cần thiết.
Phân tích dữ liệu là điều cần thiết khi bạn phải làm việc trong những dự án dù lớn hay nhỏ. Bạn còn phải kết hợp với tư duy sáng tạo bằng việc cập nhật các xu hướng mới, tạo nên những điều thú vị riêng cho sản phẩm web/app cho người dùng.
Kỹ năng cần có không hề ít khiến bạn mông lung với nghề UX Designer. Tuy nhiên, đừng vội dập nản lòng mà dập tắt đam mê. Bạn cần tìm một lối đi nhanh nhất để mình trở thành một UXD chuyên nghiệp. Dưới đây là 2 con đường để bạn chọn lựa:
Các sản phẩm UX sẽ không đòi hỏi sự sáng tạo quá nhiều như của graphic design. Tuy nhiên, các graphic designer hoàn toàn có thể tận dụng các kỹ năng sẵn có của mình và trau dồi thêm các kỹ năng về thiết kế web, thiết kế app.
Ngoài ra, các Graphic Designer cần trau dồi thêm kỹ năng lắng nghe để từ đó bỏ giảm bớt ý kiến cá nhân và hướng tới nhu cầu của người dùng nhiều hơn. Đây chính là điểm khác biệt mà từ một Graphic Designer cần trở thành một UXD chuyên nghiệp
Với lợi thế có sẵn, các developer đã có khả năng phân tích vấn đề, số liệu và đưa ra giải pháp. Tuy nhiên, vì tính chất công việc nên các developer khá “hướng nội”. Bởi vậy, để từ developer trở thành UXD, họ cần trau dồi kỹ năng lắng nghe, vượt qua chiếc “vỏ ốc” của mình và trở nên hòa nhập hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho bạn đọc về UX là gì và những vấn đề liên quan. Abc hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về công việc của một UX Designer và từ đó có những định hướng đúng đắn hơn cho nghề nghiệp mình muốn theo đuổi!
Theo: Trần Thắng - CEO của Xuyên Việt Media.