BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG INFLUENCER MARKETING 2021: NHỮNG CON SỐ NỔI BẬT

Hiệu quả mà hoạt động influencer marketing mang lại đang dần nâng cao “vị thế” của chúng trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Influencer Marketing Hub, số lượng chiến dịch, ngân sách chi tiêu, chất lượng khách hàng từ các chiến dịch influencer đều ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc.

Tổng hợp những con số nổi bật và xu hướng cần nắm bắt về Influencer Marketing 2021

3/4 người tham gia khảo sát dự định dành ngân sách cho influencer marketing vào năm 2021

75% người trả lời khảo sát cho biết, họ sẽ dành ngân sách cho influencer marketing trong kế hoạch marketing tổng thể vào năm 2021.

Con số này giảm nhẹ so với kết quả 79% của năm ngoái. Mức giảm này có thể đơn giản là kết quả của việc các công ty phải cắt giảm hoạt động marketing vì Covid-19.

11% người được hỏi có ý định chi ít nhất 40% ngân sách marketing cho influencer marketing

Influencer marketing chỉ là một phần trong chiến lược marketing mix. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ cân đối ngân sách marketing của họ trên nhiều phương tiện truyền thông để tiếp cận đối tượng phù hợp nhất có thể. Nhưng hầu hết các công ty đều có ý định đưa influencer marketing vào chiến lược marketing tổng thể của mình.

Phân bổ ngân sách cho hoạt động influencer marketing

Kết quả khảo sát cho thấy, 11% người được hỏi có ý định chi hơn 40% ngân sách marketing của họ cho các chiến dịch influencer. Đây là mức tăng đáng chú ý so với mức 9% vào năm 2020.

Tỷ lệ phân bổ ngân sách marketing cho influencer marketing phổ biến nhất trong khoảng 10 – 20% khi có đến 38% người được hỏi dự định chi tiêu trong phạm vi này và 22% dự định chi tiêu dưới 10%.

Hầu hết các thương hiệu chi dưới 50 nghìn đô la cho influencer marketing

Mức chi tiêu cho các chiến dịch influencer

Kết quả khảo sát cho thấy, có sự thay đổi khá lớn về số tiền mà các công ty chi cho hoạt động influencer marketing. Cụ thể:

  • 49% các thương hiệu được khảo sát chi ít hơn 10 nghìn đô la mỗi năm cho influencer marketing (cao hơn mức 43% vào năm ngoái)
  • 23% chi tiêu từ 10 nghìn đến 50 nghìn đô
  • 12% tiếp theo chi tiêu từ 50 nghìn đến 100 nghìn đô la
  • 7,5% chi tiêu từ 100 nghìn đến 500 nghìn đô la
  • 8,6% chi tiêu hơn 500 nghìn đô la (cao hơn đáng kể so với 5% của năm ngoái)

Số tiền mà một công ty chi tiêu phụ thuộc vào tổng ngân sách marketing và loại influencer mà họ lựa chọn. Những thương hiệu chọn làm việc với mega-influencer và celeb sẽ phải chi tiêu nhiều hơn những thương hiệu làm việc với micro hoặc nano influencer.

Mẫu sản phẩm là hình thức thanh toán phổ biến nhất cho influencer

 

Số liệu thống kê này được coi là điểm gây bất ngờ nhất trong cuộc khảo sát năm nay. Khi 36% người được hỏi cho biết đã chi trả cho influencer bằng cách tặng họ các mẫu sản phẩm, 21% giảm giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ, 10,5% “vé mời” tham dự giveaway và chỉ có 32,4% doanh nghiệp thanh toán bằng tiền cho influencer.

PayPal là phương thức thanh toán phổ biến nhất để trả tiền cho influencer

42% người tham gia khảo sát chọn PayPal là phương thức thanh toán ưa thích, tiếp theo là  dịch vụ thanh toán của bên thứ ba (ví dụ: TransferWise) với 31% và 27% còn lại thanh toán bằng chuyển khoản. 

Chất lượng khách hàng từ các chiến dịch influencer được đánh giá cao

72% người tham gia khảo sát đều đồng ý rằng influencer marketing thu hút khách hàng chất lượng hơn các loại hình marketing khác. Kết quả giống hệt với cuộc khảo sát năm ngoái của Influencer Marketing Hub.

Chất lượng khách hàng từ các chiến dịch influencer được đánh giá cao

Chuyển đổi/Doanh số là thước đo phổ biến nhất để đánh giá thành công của Influencer Marketing

Trong năm 2019 và những năm trước đó, trọng tâm đo lường influencer marketing tương đối đồng đều giữa các mục tiêu chiến dịch khác nhau, nhưng Chuyển đổi/Doanh số là yếu tố ít được ủng hộ nhất. Tuy nhiên, vào năm 2020 và 2021, điều này hoàn toàn ngược lại.

Nhiều thương hiệu tập trung vào những kết quả hữu hình từ influencer marketing

Nhiều thương hiệu hiện đang tập trung vào việc sử dụng influencer marketing để tạo ra các kết quả hữu hình khi 38,5% người tham gia khảo sát cho rằng nên đánh giá một chiến dịch bằng các chuyển đổi/doanh số bán hàng.

Ngoài ra, 32,5% quan tâm nhất đến mức độ tương tác hoặc lượng click được tạo ra từ chiến dịch (yếu tố này đứng đầu các cuộc thăm dò trước đó) và 29% còn lại quan tâm đến lượt xem/phạm vi tiếp cận/hiển thị (tăng 2% so với năm ngoái).

82,5% doanh nghiệp trích ngân sách dành cho influencer marketing từ ngân sách marketing

82,5% số người được hỏi trong cuộc khảo sát cho biết, ngân sách chi tiêu cho influencer marketing đến từ ngân sách của Phòng marketing. 17,5% còn lại lấy ngân sách từ quỹ của Phòng PR.

doanh nghiệp trích ngân sách dành cho influencer markering

Có lẽ, các công ty thuộc nhóm thiểu số chủ yếu sử dụng influencer marketing cho các mục đích nâng cao nhận diện hơn là một phương tiện trực tiếp để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Khoảng 3/4 chiến dịch influencer marketing được chạy nội bộ

77% người tham gia khảo sát cho biết họ tự triển khai các chiến dịch influencer nội bộ, 23% chọn hợp tác với agency hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ influencer marketing. Kết quả này không có nhiều thay đổi so với năm 2020

68% lựa chọn Instagram để triển khai influencer marketing

Instagram vẫn là nền tảng được lựa chọn nhiều nhất cho các chiến dịch influencer marketing với tỉ lệ lựa chọn 68% (giảm 12% so với năm ngoái). Tuy nhiên, sự thống trị của nó đang dần bị lung lay bởi sự bùng nổ của TikTok với 45% tỉ lệ được lựa chọn. Trong khi, vào năm ngoái, TikTok thậm chí không được xét vào một danh mục riêng mà được gộp chung vào “Khác”.

Nền tảng triển khai các chiến dịch influencer

Ngoài sự nổi bật của TikTok, sự thay đổi đáng chú ý nhất có lẽ là:

  • Sự sụt giảm của Twitter từ 22% xuống 15%
  • Sự gia tăng của LinkedIn từ 12% lên 16%
  • Sự sụt giảm ở phần Khác từ 15% xuống 6%. Có lẽ, sự sụt giảm của “Khác” phản ánh việc Twitch và TikTok được tách khỏi danh mục này.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của TikTok và Twitch Influencer Marketing vào năm 2020

Theo thống kê của Upfluence, cả hai mạng xã hội đều chứng kiến ​​sự tăng trưởng về mức độ sử dụng influencer vào năm 2019, Twitch tăng từ 9.990 influencer lên 15.754 và TikTok tăng từ 16.394 lên 35.528.

Số lượng influencer trên twitch và tiktok

 

Đến năm 2020, ảnh hưởng của lệnh lockdown và các vấn đề khác liên quan đến Covid đã dẫn tới sự nở rộ của influencer. Cụ thể: Twitch tăng gấp đôi từ 15,754 lên 36,663 và TikTok tăng từ 35,528 lên 106.104.

Nhận diện thương hiệu và Doanh số là hai mục tiêu chính trong chiến dịch influencer

33,6% người tham gia khảo sát khẳng định chiến dịch influencer của họ nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng. 33,5% chú trọng hơn vào nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, 32,8% người trả lời cho biết mục đích tham gia vào influencer marketing là để xây dựng một thư viện nội dung do người dùng tạo.

Mục tiêu khi triển khai các chiến dịch influencer marketing phù hợp

Trong thực tế, cả ba mục tiêu đều có mức độ phổ biến tương đương nhau. 

Mức độ khó khăn trong việc tìm kiếm influencer phù hợp được giảm bớt

Về mức độ khó khăn trong việc tìm kiếm influencer thích hợp của mỗi thương hiệu, 22% cho rằng rất khó khăn (so với 23% năm 2020) và 56% cho rằng độ khó ở mức trung bình (năm ngoái ở mức 62%). Đáng chú ý, số người cho rằng việc tìm kiếm influencer thích hợp trở nên dễ dàng chiếm tới 22%, tăng 8% so với năm 2020.

Mức độ khó khăn trong việc tìm kiếm influencer phù hợp

 

Sự cải thiện trong thống kê này cho thấy thương hiệu đang được hưởng lợi từ các nền tảng và công cụ khám phá influencer. Tuy nhiên, các nền tảng influencer cần phải làm tốt hơn nữa trong việc marketing dịch vụ của mình, vì nhiều thương hiệu vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm influencer phù hợp.